Bí quyết từ chiến dịch truyền thông đoạt giải Vàng thế giới của Viettel

Thứ bảy - 13/11/2021 02:37
Trong hơn 1 năm, chiến dịch truyền thông cho Telehealth của Viettel đã có gần 32 triệu lượt tiếp cận trên mạng xã hội và hàng chục nghìn bài báo giàu thông tin, đa góc nhìn để đông đảo người dân hiểu về dịch vụ này.
 

Tìm kiếm cụm từ Telehealth trên Google, trong 0,37 giây chúng ta sẽ có 36,2 triệu kết quả trả về. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên các khái niệm chung như "hình thức khám chữa bệnh từ xa" hay "cuộc cách mạng trong ngành y tế" thì không phải ai cũng hình dung được, Telehealth rốt cục là gì?

Chiến dịch truyền thông cho dịch vụ Telehealth của Tập đoàn Viettel đã giải quyết được vấn đề đó bằng cách "phổ cập" thông tin về Telehealth một cách dễ hiểu và rộng rãi nhất.

Bí quyết từ chiến dịch truyền thông đoạt giải Vàng thế giới của Viettel - Ảnh 1.

Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng lên trên toàn cầu, Chính phủ Việt Nam bắt buộc phải áp dụng biện pháp cứng rắn là giãn cách xã hội, hạn chế tụ tập đông người. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, việc khám chữa bệnh của người dân cũng gặp nhiều khó khăn.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành Đề án Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025 với mục tiêu: Mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sỹ từ tuyến xã đến tuyến Trung ương; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới.

Bí quyết từ chiến dịch truyền thông đoạt giải Vàng thế giới của Viettel - Ảnh 2.

Để giải quyết bài toán này, công cụ được đánh giá hiệu quả nhất chính là Telehealth. Tuy nhiên, Telehealth còn khá mới mẻ tại Việt Nam, người dân vẫn còn e ngại vì tính hiệu quả và chính xác khi được tư vấn, hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa. Chiến dịch truyền thông Telehealth đã giúp người dân và cán bộ ngành hiểu được giá trị của hệ thống, giảm bớt e ngại và lo lắng khi đăng ký tham gia dịch vụ mới này.

Theo dữ liệu của Reputa - hệ thống đánh giá hiệu quả chiến dịch truyền thông, từ 0h00 ngày 01/04/2020 – 23h59 ngày 30/11/2020 đã có 25.383 tin được nhắc đến Telehealth trên báo chí và mạng xã hội.

Riêng trên mạng xã hội, lượt tiếp cận đạt gần 31,2 triệu lượt; hơn 177.000 lượt thích, gần 28.000 lượt chia sẻ cùng hơn 39.000 bình luận. Đây là lượng tương tác cực khủng đối với một chủ đề "khó nhai" như Telehealth.

Đặc biệt, 47% lượt thảo luận là tích cực và 53% lượt mang tính trung lập và không có tin tiêu cực nổi bật.

Các con số này khẳng định, Telehealth thực sự có giá trị và thu hút những người quan tâm đến các bệnh lý thường gặp, có nhu cầu cập nhật kiến thức y khoa cao. Sự lan tỏa rộng rãi của Telehealth do Viettel thực hiện không chỉ giúp đông đảo người dân hiểu về dịch vụ này mà còn góp phần tuyên truyền cho chính sách đổi mới trên nền tảng công nghệ trong khám chữa bệnh của Bộ Y tế.

Thực tế, ngoài việc hội chẩn và hỗ trợ các ca bệnh nặng cần cấp cứu, các ca mổ ở địa phương, Telehealth còn có hiệu quả rất rõ với chữa trị Covid-19 cho bệnh nhân nặng tế. Theo số liệu đến đầu tháng 8/2021, các cơ sở y tế đã thực hiện 120 buổi hội chẩn qua Telehealth cho hơn 1.800 ca bệnh Covid-19 chuyển biến nặng, giúp xử lý kịp thời và tận dụng được thời điểm vàng để chữa trị cho các bệnh nhân.

Bí quyết từ chiến dịch truyền thông đoạt giải Vàng thế giới của Viettel - Ảnh 3.

Ba yếu tố then chốt quyết định thành công của chiến dịch Telehealth là thời điểm truyền thông, chất lượng nội dung truyền thông và "nghệ thuật" tạo sự cộng hưởng.

Thời điểm truyền thông cho Telehealth là thời điểm cực nóng của ngành Y tế khi đại dịch Covid bùng phát. Khi đó, mọi thông tin về giải pháp đề phòng, chống đại dịch đều thu hút sự chú ý của toàn xã hội.

Nhưng quan trọng hơn là cách làm nội dung cho Telehealth. Vì đây là một lĩnh vực có hàm lượng chuyên môn cao, khó hình dung nên thay vì giới thiệu dịch vụ một cách khô khan, team truyền thông đã chọn cách kể những câu chuyện dễ hiểu của những người đầu tiên trực tiếp sử dụng và nhìn thấy sự hữu ích vượt trội từ nền tảng này: đó là các bác sĩ, y tá và bệnh nhân…, và cả nhiều lãnh đạo ngành Y tế.

Bí quyết từ chiến dịch truyền thông đoạt giải Vàng thế giới của Viettel - Ảnh 4.

Hàng loạt bài báo cung cấp thông tin về Telehealth từ góc nhìn của lãnh đạo các bệnh viện lớn và uy tín tại Việt Nam như Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, GS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội, TS.BS Dương Đức Hùng - Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức… đã khẳng định tính thiết thực của Telehealth và phân tích nhiều vấn đề xung quanh dịch vụ này một cách toàn diện.

Với câu chuyện cụ thể từ những người dân được khám chữa bệnh thành công nhờ hệ thống, đặc biệt là những người yếu thế, khó được tiếp cận dịch vụ y tế ở trung ương, cách vận hành của Telehealth không chỉ được giải thích dễ hiểu mà còn được khẳng định giá trị.

Một ví dụ như bài báo về ca điều hành mổ tim trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam qua Viettel Telehealth đã cho độc giả thấy rất cụ thể cách thức để các bác sĩ ở tại bệnh viện Tim Hà Nội điều hành ca mổ tim trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam cho bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ và một ca can thiệp tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa Thái Bình.

Để tạo sự cộng hưởng, truyền tải thông tin một cách rộng rãi nhất có thể, Viettel thực hiện kế hoạch 360 độ kết hợp truyền thông báo chí, mạng xã hội với tổ chức sự kiện. Sự kiện khai trương hệ thống Telehealth tại các bệnh viện tuyến Trung ương diễn ra liên tục với sự chủ trì của các lãnh đạo ngành y tế. Tại mỗi sự kiện, Viettel phối hợp cùng các bệnh viện tổ chức họp báo và cung cấp thông tin nhanh cho các đơn vị truyền thông trước - trong và sau sự kiện.

Bí quyết từ chiến dịch truyền thông đoạt giải Vàng thế giới của Viettel - Ảnh 5.

Theo đó, với mỗi sự kiện như trên, thông tin được phủ rộng từ báo chí, truyền hình đến các kênh digital như fanpage của bệnh viện, hội nhóm trên Facebook. Đặc biệt, các buổi Livestream chữa bệnh từ xa của các bệnh viện trên Facebook là hình thức rất hiệu quả để mọi người dân đều có thể tận mắt chứng kiến cách thức một cuộc phẫu thuật, khám bệnh từ xa diễn ra.

Yếu tố cốt lõi của chiến dịch truyền thông Telehealth chính là nội dung và sự hữu ích nhắm tới những người sẽ được hưởng lợi lớn nhất từ nền tảng này. Chính ngành y tế hay cụ thể hơn là các bác sĩ, đặc biệt là những chuyên gia đầu ngành của Việt Nam, rất tích cực quảng bá cho nền tảng này vì lợi ích của bệnh nhân và vì muốn nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh của chính họ trong cả bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, cũng như cho tương lai.

Cũng chính bởi cách làm, chiến dịch truyền thông của Viettel cho nền tảng Telehealth mang đậm tính hữu ích cho toàn dân nhưng lại rất nhân văn, và nhận được sự ủng hộ rất lớn của cả phương tiện truyền thông chính thống cũng như trên mạng xã hội, với mức độ phản hồi tích cực.

Cũng chính nhờ những kết quả đó, chiến dịch truyền thông "1.000 điểm Teleheath" với sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng đã vinh dự đạt Giải Vàng hạng mục "Chiến dịch PR, truyền thông của năm" (Communications or PR Campaign of the Year) tại Giải thưởng Công nghệ thông tin thế giới – IT World Awards 2021.

Thực tế, "1.000 điểm Telehealth" của Viettel không còn là một chiến dịch truyền thông đơn thuần. Đó là chiến dịch góp phần nâng cao nhận thức của người dân và các cán bộ y tế tại các cấp, cùng đồng hành xây dựng một nền y tế không còn giới hạn về khoảng cách địa lý và vùng miền. Bằng việc tích hợp đa kênh truyền thông khác nhau như: Báo chí, truyền hình, radio và các nền tảng mạng xã hội, chiến dịch này tiếp cận sâu rộng đến cộng đồng xã hội và tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực mà nếu làm theo cách thông thường sẽ không thể đạt được hiệu quả tương tự.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tuyển Sinh Bách Khoa
Bách Khoa
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây