Thời đại công nghệ 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp với các mức lương đáng mơ ước. Trong các xu hướng nghề nghiệp, ngành truyền thông đa phương tiện cũng vươn lên như một điều tất yếu. Đây được coi là một trong những ngành học được quan tâm nhất trong thời đại công nghệ 4.0.
Xã hội càng phát triển thì vai trò của truyền thông ngày các quan trọng. Truyền thông trở thành trung tâm của mọi hoạt động kinh tế xã hội. Việc truyền thông hiệu quả đóng vai trò quyết định tới hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Trong kỷ nguyên chuyển đổi số của cuộc Các mạng công nghiệp 4.0, ngành truyền thông có cơ hội phát triển mạnh mẽ nhờ internet và các ứng dụng công nghệ. Các phương tiện truyền thông phát triển bùng nổ như mạng xã hội, quảng cáo số, thực tế ảo. Việc truyền thông không chỉ giữa con người với con người mà còn giữa các thiết bị và với con người.
Ngành Truyền thông Đa phương tiện đang là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và tạo ra nhiều việc làm với thu nhập cao. Việc làm không chỉ trong nước mà mở rộng ra cả quốc tế trong một thế giới phẳng. Mọi tổ chức bao gồm từ chính phủ tới các đơn vị kinh doanh đều cần sử dụng các phương tiện truyền thông hiệu quả trong thế giới tràn ngập về thông tin.
Để học có hiệu quả ngành Truyền thông Đa phương tiện, sinh viên nhất thiết cần trang bị kiến thức công dân toàn cầu. Đây là khả năng sử dụng tiếng Anh và các kỹ năng học tập và làm việc trong môi trường quốc tế. Các kỹ năng kể đến như thái độ làm việc chuyên nghiệp, giao tiếp, đàm phán, tư duy sáng tạo và phản biện, tranh biệt, lãnh đạo bảo thân.
Trong ngành Truyền thông Đa phương tiên, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng. Có thể kể đến các kiến thức về Kinh doanh, Marketing, Hành vi Khách hàng, Thương hiệu và đặc biệt là Digital Marketing. Tiếp theo là các kiến thức cơ bản về ngành Truyền thông Đa phương tiện như Giới thiệu về Truyền thông Đa phương tiện, Truyền thông Chuyên nghiệp, Sáng tạo Nội dung, Sự phát triển của ngành Truyền thông trên thế giới.
Sau quá trình học nền tảng và cơ bản, sinh viên sẽ được tiếp tục tiếp cận kiến thức chuyên ngành, nâng cao và chuyên sâu. Các lĩnh vực chuyên ngành trong ngành Truyền thông Đa phương tiện gồm:
Hiện nay, các nền kinh tế, các tổ chức và cả các cá nhân đều đang trong quá trình chuyển đổi số. Do vậy các hoạt động truyền thông, quảng cáo, gắn kết, chăm sóc khách hàng đều đang được chuyển đổi lên các nền tảng số. Điều này đang tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm với thu nhập cao trong nước và quốc tế cho sinh viên.
Trong các khóa học chuyên ngành Quảng cáo, sinh viên sẽ được dạy về thiết kế, lý thuyết, phát triển, triển khai và đánh giá. Sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu về lịch sử của Quảng cáo, nó đã phát triển như thế nào và nó đang hướng đến đâu. Hơn nữa, sinh viên theo học chuyên ngành Quảng cáo của Swinburne sẽ có cơ hội làm việc trong các dự án thực tế.
Xem thêm: Ngành Quảng cáo là gì?
Trong chuyên ngành Truyền thông và Quan hệ công chúng, sinh viên sẽ được nghiên cứu các thuyết ảnh hưởng, kiến thức về các phương tiện truyền thông và học cách quản lý nhận thức của công chúng về một tổ chức. Đồng thời, sinh viên sẽ được phát triển các kỹ năng về quản lý sự kiện, viết báo, quản lý dự án và truyền thông các vấn đề để giúp các công ty xây dựng mối quan hệ lâu dài với những quan trọng đối với sự thành công của họ.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở rất nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau. Các vị trí có thể kể đến như cán bộ, chuyên gia quản lý, điều hành trong lĩnh vực truyền thông – quảng cáo, truyền thông và tổ chức sự kiện; cán bộ, chuyên gia quản lý vận hành các nền tảng số (digital platform) liên quan tới quảng cáo, quản lý hành vi khách hàng tại các công ty, chuyên viên lập trình, phát triển ứng dụng, thiết kế, biên tập và triển khai các sản phẩm, dịch vụ đa phương tiện.
Xem thêm: Ngành Quan hệ công chúng là gì?
Cơ hội việc làm tương lai với mức thu nhập ấn tượng của sinh viên chuyên ngành truyền thông xã hội sau khi tốt nghiệp rất đa dạng. Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền thông đều cần ứng viên có kiến thức chuyên môn cùng khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo cùng kỹ năng làm việc của công dân toàn cầu.
Chuyên ngành Truyền thông Xã hội cung cấp cho sinh viên lý thuyết và thực hành đằng sau sự chuyển đổi mang tính cách mạng trong giao tiếp của con người. Từ đó, sinh viên sẽ nắm được cách sử dụng nó để thu hút những khán giả mới. Sinh viên sẽ được trang bị để sẵn sàng với những đổi mới tiếp theo trong lĩnh vực không ngừng phát triển này.
Xem thêm: Ngành Truyền thông xã hội là gì?
Sinh viên chuyên ngành này sẽ được làm quen với Adobe Experience Cloud, công nghệ thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR). Đồng thời sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu cách hoạt động của quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội và tiếp thị đa kênh. Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được học các kỹ năng tạo nội dung video, âm thanh.
Trong chuyên ngành, các bạn sẽ học cách hoạt động của phương tiện truyền thông trên nhiều nền tảng và định dạng khác nhau. Sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu cách các phương tiện được sản xuất và sử dụng trên quy mô toàn cầu. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành, sinh viên sẽ sẵn sàng tạo ra các thông điệp phù hợp với khán giả, bất kể công nghệ mới nào được phát triển trong tương lai.
Trong chuyên ngành này, sinh viên sẽ không chỉ cách khám phá cách công nghệ màn hình tương tác với các ngành. Sinh viên bên cạnh nghiên cứu về truyền hình truyền thống sẽ được khám phá thêm về quan điểm và phong cách sản xuất của các thể loại phim và chương trình truyền hình khác nhau.
Sinh viên chuyên ngành này sẽ được khám phá vai trò của trò chơi trong xã hội hiện đại. Từ đó các bạn sẽ phát triển nó thành một hiện tượng sáng tạo, văn hóa và thể thao trị giá hàng tỷ đô. Sinh viên cũng sẽ được phát triển các kỹ năng thực tế, nghiên cứu và giao tiếp cần thiết để làm việc trong phòng thí nghiệm trò chơi.
Trong chuyên ngành Nghiên cứu Truyền thông, sinh viên sẽ được hoàn thiện kỹ năng viết của mình. Hơn nữa, bạn sẽ được tranh luận về tin tức và các vấn đề thời sự. Có thể kể đến các chủ đề gây tranh cãi như toàn cầu hóa, quyền sở hữu phương tiện truyền thông, hay các chính sách và quy định. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được học cách xử lý và truyền tải những thông điệp phức tạp đến các đối tượng khác nhau.
Chuyên ngành này không chỉ giúp sinh viên hoàn thiện khả năng viết và sáng tạo của mình. Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp tầm nhìn mở rộng về văn học và lối suy nghĩ hoàn toàn mới. Từ đó, sinh viên có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật thú vị, táo bạo và sáng tạo.
Sinh viên chuyên ngành này sẽ được học các kỹ năng viết và lập báo cáo thực tế, bao gồm điều tra, nghiên cứu và phỏng vấn. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ được trang bị sự hiểu biết đầy đủ về khuôn khổ xã hội, lịch sử, luật pháp và đạo đức. Từ đó các bạn có thể viết những bài báo hấp dẫn và đầy đủ thông tin.
Chuyên ngành này sẽ dạy sinh viên cách tạo nên những tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được trau dồi kỹ năng biên tập của mình cùng cách làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được nâng cao sự hiểu biết về luật và quy định của ngành.
Trong chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học cách tạo một chương trình thể thao. Bên cạnh đó, các bạn sẽ còn được hoàn thiện kỹ năng ghi âm và kỹ thuật phỏng vấn của mình. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng, kiến thức và sự tự tin để bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực báo chí hoặc truyền thông thể thao.
Truyền thông Đa phương tiện là ngành học có xu hướng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống cộng đồng. Chính vì vậy, phạm vi công việc của nhóm ngành này rất đa dạng với mức lương vô cùng hấp dẫn.
Sau khi tốt nghiệp, tùy thuộc vào chuyên ngành mà sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện có thể làm việc ở rất nhiều các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh, với các công việc như:
– Chuyên viên, chuyên gia làm việc về marketing, truyền thông trong các tổ chức, công ty;
– Chuyên viên, chuyên gia làm việc trong các công ty tư vấn truyền thông, quảng cáo, marketing, phát triển thương hiệu, chăm sóc khách hàng.
– Người làm việc trong lĩnh vực KOL, Blogger, phát triển nội dung số trên các nền tảng, quản lý các group, page, các kênh truyền thông xã hội.
– Quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách (tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản)
– Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung truyền hình, hay làm các kỹ xảo điện ảnh (tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim)
– Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu (tại các công ty quảng cáo, PR)
– Thiết kế, xây dựng website, thiết kế giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung (tại các công ty phát triển phần mềm, tạo dựng website)
– Thiết kế đồ họa, mô phỏng, ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục,… (tại các công ty về thiết kế đồ họa)
– Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, giáo dục đại học hoặc trung cấp chuyên nghiệp có liên quan đến ngành.
Tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều trường đại học đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực Truyền thông đa phương tiện. Từ tháng 09/2020, Đại học Công nghệ Swinburne (Việt Nam) đã triển khai đào tạo và giảng dạy lĩnh vực này với những điểm khác biệt mà rất ít trường nào có được:
Tác giả: Quản lý
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn